Top 7 kịch bản sale tour du lịch thuyết phục khách hàng hiệu quả nhất

Một kịch bản sale tour du lịch tốt không chỉ đơn thuần cung cấp thông tin về các tour du lịch, mà còn tạo cảm hứng và thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định đặt tour nhanh chóng. Bài viết dưới đây, Preny sẽ cung cấp cho bạn 7 mẫu kịch bản tham khảo, đồng thời hướng dẫn cách xây dựng kịch bản chuyên nghiệp để thu hút khách sử dụng dịch vụ ngay.

Nếu bạn muốn nâng cao hiệu quả chốt đơn và nâng cao trải nghiệm của khách hàng đối với dịch vụ của mình, hãy trải nghiệm AI Chatbot Preny. Nhờ ứng dụng công nghệ AI, Preny là chatbot bán hàng đỉnh nhất hiện nay, có thể cung cấp cho bạn những kịch bản sale đa dạng, phù hợp với nhiều ngành nghề khác nhau, giúp doanh nghiệp dễ dàng gia tăng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 50%.

Mục lục

Cấu trúc kịch bản sale tour du lịch

Kịch bản sale tour du lịch được cấu tạo theo mô hình IIPS (Introduction, Information Gathering, Presenting, Say it back). Mỗi bước trong mô hình đều được phân bổ thời gian hợp lý, đảm bảo sự cân bằng giữa việc kết nối, thấu hiểu và thuyết phục khách hàng.

Introduction (Giới thiệu - 5%): Chào hỏi, giới thiệu bản thân và công ty.

Information Gathering (Lắng nghe nhu cầu - 45%): Lắng nghe, nắm bắt nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Presenting (Đưa ra giải pháp - 35%): Đề xuất gói du lịch phù hợp, bao gồm lợi ích khách hàng sẽ nhận được.

Say it back (Tóm tắt lại - 15%): Tóm tắt lại các nội dung đã trao đổi và đưa ra cam kết.

Để xây dựng kịch bản sale tour du lịch chuyên nghiệp và hút khách hàng tiềm năng, bạn có thể tham khảo cách tạo chatbot thông minh bằng Preny

cau-truc-kich-ban

Cấu trúc kịch bản sale tour du lịch

Cách xây dựng kịch bản sale tour du lịch hiệu quả

Quy trình xây dựng kịch bản sale tour du lịch bao gồm 4 bước cơ bản sau:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường và đối thủ

Với ngành du lịch, tuỳ giai đoạn và thời điểm trong năm sẽ có những tour phù hợp khác nhau. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ nắm bắt mong muốn của khách hàng, mà còn giúp nhân viên sale hiểu rõ các thông tin về địa điểm có trong tour như giá cả, chỗ ở, phương tiện di chuyển, đặc điểm thời tiết,... để tư vấn chính xác hơn.

Ngoài việc nghiên cứu thị trường, tìm hiểu và phân tích đối thủ cũng là bước quan trọng không nên bỏ qua. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như điểm khác biệt của dịch vụ mà đối thủ cung cấp để làm cơ sở xây dựng quy trình bán tour du lịch hiệu quả.

Bước 2: Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Để xác định nhóm khách hàng mục tiêu, bạn có thể dựa theo đặc điểm và đặc trưng của tour du lịch mà bạn muốn giới thiệu. Bởi vì mỗi tour du lịch sẽ phù hợp với một nhóm đối tượng riêng. Chẳng hạn như, với nhóm khách hàng là người trẻ từ 18 - 25 tuổi, họ thường sẽ ưa chuộng những tour du lịch thiên hướng trải nghiệm, khám phá. Trong khi đó, nhóm khách hàng gia đình sẽ có xu hướng tìm kiếm những tour du lịch nghĩ dưỡng.

Bước 3: Xây dựng nội dung kịch bản

Sau khi đã có đủ thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh và nhóm khách hàng mục tiêu, hãy tiến hành xây dựng nội dung kịch bản sale tour du lịch. Bố cục tiêu chuẩn của kịch bản này bao gồm:

Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu bản thân, đồng thời trình bày mục đích liên hệ.

Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: Đặt câu hỏi để nắm bắt nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Giới thiệu tour du lịch: Nêu những điểm nổi bật của tour du lịch, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

Giải đáp thắc mắc: Lắng nghe và giải thích chi tiết mọi thắc mắc của khách hàng.

Kêu gọi hành động: Đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi.

Kết thúc: Gửi lời cảm ơn, chào tạm biệt khách hàng.

Bước 4: Tối ưu nội dung kịch bản

Để hoàn thiện kịch bản sale tour du lịch hơn, hãy đánh giá hiệu quả cuộc gọi thông qua thái độ của khách hàng khi nói chuyện hoặc tỷ lệ chuyển đổi. Bên cạnh đó, bạn đừng quên thu thập phản hồi từ đồng nghiệp hoặc quản lý về nội dung kịch bản, điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những điểm chưa tốt để sửa đổi và tối ưu lại kịch bản. Cuối cùng, bạn cũng nên chú ý đến xu hướng du lịch và thường xuyên cập nhật lại kịch bản để đảm bảo truyền tải cho khách hàng những thông tin hữu ích nhất.

Mẫu kịch bản sale tour du lịch theo phân loại tour

Dưới đây là 4 mẫu kịch bản sale tour du lịch đạt chuẩn mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho doanh nghiệp của mình:

Kịch bản sale tour du lịch kỳ nghỉ lễ

Nhân viên sale: “Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] của công ty [tên công ty du lịch]. Sắp tới là kỳ nghỉ lễ [tên kỳ nghỉ lễ], không biết anh/ chị đã có kế hoạch gì chưa ạ?”

Khách hàng phản hồi.

Nhân viên sale: “Nếu anh/ chị chưa có kế hoạch cụ thể, em xin giới thiệu tour [tên tour] mang đến những trải nghiệm tuyệt vời với các hoạt động đón mừng kỳ nghỉ lễ. Hiện tại tour đang có chương trình ưu đãi đặc biệt, anh/ chị có muốn em gửi thông tin chi tiết không ạ?”

img

Kịch bản sale tour du lịch kỳ nghỉ lễ

Kịch bản sale tour du lịch trong nước

Nhân viên sale: “Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] đến từ công ty [tên công ty du lịch]. Em thấy anh/ chị đang tìm hiểu các tour du lịch trong nước, không biết anh/ chị đã có dự định đi đâu chưa ạ?”

Khách hàng phản hồi.

Nhân viên sale: “Bên em hiện đang có các tour đến [tên địa điểm du lịch] với lịch trình thoải mái và giá cả phải chăng, phù hợp cho cả gia đình và nhóm bạn. Anh/ chị có muốn tìm hiểu thêm về tour này không ạ?”

Kịch bản sale tour du lịch nước ngoài

Nhân viên sale: “Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] đến từ công ty [tên công ty du lịch]. Em thấy anh/ chị đang tìm hiểu các tour du lịch quốc tế, không biết anh/ chị đã có dự định đi nước nào chưa ạ?”

Khách hàng phản hồi.

Nhân viên sale: “Bên em hiện đang có các tour đến [tên quốc gia] với lịch trình phong phú và nhiều hoạt động nổi bật như [các điểm nổi bật của tour]. Đặc biệt, tour này đang có chương trình giảm giá sâu dành cho những khách hàng đăng ký sớm. Anh/ chị có muốn tìm hiểu thêm thông tin không ạ?”

img

Kịch bản sale tour du lịch nước ngoài

Kịch bản sale tour dành cho gia đình/ nhóm bạn

Nhân viên sale: “Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] đến từ công ty [tên công ty du lịch]. Em thấy anh/ chị đang tìm kiếm chuyến du lịch dành cho gia đình/ nhóm bạn trong thời gian tới, không biết anh/ chị đã có kế hoạch cụ thể chưa ạ?”

Khách hàng phản hồi.

Nhân viên sale: “Hiện tại, công ty em đang có các tour đến [tên địa điểm du lịch] rất phù hợp với gia đình/ nhóm bạn. Lịch trình tour này được thiết kế giúp mọi thành viên, từ người lớn cho đến trẻ nhỏ đều cảm thấy thoải mái. Em tư vấn thêm về tour cho anh/ chị nhé!”

Mẫu kịch bản sale tour du lịch theo từng trường hợp

Tuỳ vào mục tiêu muốn hướng đến và thái độ của khách hàng trong từng trường hợp mà chúng ta sẽ có kịch bản sale tương ứng khác nhau. Dưới đây là 3 mẫu kịch bản của 3 trường hợp thường xảy ra nhất:

Kịch bản sale tour du lịch khi khách hàng từ chối

Với trường hợp khách hàng từ chối, bạn hãy tìm hiểu lý do họ từ chối và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, nếu khách hàng liên tục từ chối, hãy lịch sự gửi lời cảm ơn để tránh gây áp lực và khiến họ có cái nhìn không tốt về công ty của bạn.

Ví dụ:

“Dạ em hiểu rằng vì vấn đề tài chính nên anh/ chị chưa muốn tham gia tour này. Tuy nhiên, bên em cũng có các gói du lịch với giá cả cực kỳ phải chăng khác, có thể phù hợp với ngân sách của mình, anh/ chị có muốn em tư vấn thêm không ạ?”

“Dạ em xin phép được kết bạn zalo với mình quan số điện thoại này để gửi thông tin chi tiết về tour cũng như các chương trình ưu đãi. Nếu anh/ chị có thắc mắc gì, có thể liên hệ với em qua zalo này nhé, em luôn sẵn sàng hỗ trợ anh/ chị ạ.”

kich-ban-tour

Kịch bản sale tour du lịch khi khách hàng từ chối

Kịch bản sale tour du lịch chăm sóc khách hàng cũ

Trường hợp bạn liên hệ với mục đích chăm sóc khách hàng, hãy thể hiện sự thân thiện và chuyên nghiệp trong suốt quá trình trao đổi cùng thái độ sẵn sàng giải quyết mọi vấn đề khách gặp phải.

Ví dụ:

“Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] đến từ công ty [tên công ty du lịch]. Hôm nay em liên hệ với mình để gửi lời cảm ơn sâu sắc vì anh/ chị đã tin tưởng sử dụng dịch vụ bên em trong chuyến du lịch vừa qua. Không biết trong quá trình tham gia tour, anh/ chị có gặp phải vấn đề hay có điều gì không hài lòng không ạ?”

“Em rất vui khi biết được anh/ chị đã có những trải nghiệm tuyệt vời trong chuyến đi vừa rồi. Trong tương lai, nếu anh/ chị có nhu cầu đi du lịch, anh/ chị có thể liên hệ với em để được hỗ trợ tận tình nhé!”

“Em rất tiếc vì trải nghiệm không tốt của mình trong chuyến đi vừa rồi. Em xin ghi nhận trường hợp của anh/ chị và sẽ làm việc lại với công ty để xử lý vấn đề này. Một lần nữa rất xin lỗi anh/ chị ạ.”

Kịch bản sale tour du lịch push khách hàng

Để kích thích sự tò mò của khách hàng về tour du lịch, bạn có thể làm nổi bật ưu đãi, lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi tham gia tour.

Ví dụ:

“Chào anh/ chị [tên khách hàng], em là [tên nhân viên] đến từ công ty [công ty du lịch]. Hiện tại, bên em đang triển khai gói du lịch “Đi 3 trả tiền 2” đến [địa điểm du lịch] với chi phí vô cùng “hời”. Anh/ chị có muốn em tư vấn chi tiết hơn về tour này không ạ?”

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về cấu trúc và cách xây dựng kịch bản sale tour du lịch chuyên nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn gặp khó khăn khi lên kịch bản để phù hợp với quy mô và đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp, đừng bỏ qua cơ hội sử dụng chatbot Preny. Phần mềm này sẽ cung cấp cho bạn kịch bản mẫu huấn luyện bot, từ đó giúp tự động hóa quy trình tư vấn, chăm sóc khách hàng để gia tăng tỷ lệ chốt đơn lên đến 50%.